thuanphat20
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Cách điều chỉnh độ pH trong nước thải

Cách điều chỉnh độ PH trong nước thải

Ngày nay trong các hệ thống xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, khi sản xuất, đặc biệt là trong hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, độ PH có tác động rất lớn đến quá trình xử lý. Nhưng nước thải trong quá trình sản xuất, khu vực sinh hoạt khác nhau sẽ có mức độ PH khác nhau, độ nước thải của PH sẽ thay đổi đột ngột do nhu cầu sử dụng và mục đích riêng biệt của nó. Vậy thì phải làm gì để điều chỉnh lượng nước thải sao cho phù hợp với hệ thống, thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ nêu rõ ra các cách điều chỉnh độ PH trong nước thải.

cách điều chỉnh độ ph trong nước thải 1

I. Khi nào cần điều chỉnh độ PH trong nước thải

Trong nước thải độ PH là thông số dùng để biểu thị đặc tính dung dịch, có tính chất axit, hay bazo. Theo như quy ước thì độ PH của nước = 7. Trong trường hơp độ PH<7 thì mức độ dung dịch có tính axit, PH>7 thì dung dịch có tính bazo. 

Trong quá trình xử lý nước thải, độ PH có tác động trực tiếp đến hiệu quả vận hành, xử lý hệ thống và củng là thông số quyết định đến chất lượng của nước thải đầu ra có đạt tiêu chuẩn hay không. Trong các hệ thống xử lý nước thải hiếu khí, kỵ khí, độ PH có độ tác động đến sự sinh trưởng, phản ứng sinh trưởng, phản ứng phân huỷ các sinh vật. Trong các hệ thống này chúng sẽ làm việc tốt nhất trong điều kiện độ PH từ 6,5 - 8,5. Mặc dù các vi sinh công nghệ hiện nay có khả năng tồn tại cao hơn ở biên độ cao hơn, nhưng chúng có thể sinh trưởng tốt và thực hiện các phản ứng phân huỷ, chúng ta vẩn nên duy trì độ PH ở trong ngưỡng trên. 

khi nào cần điều chỉnh độ ph trong nước thải

II. Các phương pháp điều chỉnh độ PH trong nước thải

A. Phương pháp điều chỉnh tăng độ PH

Cách tăng phương pháp độ PH trong nước thải tự nhiên là một trong những phương pháp dùng để tăng độ PH trong nước, đó chính là dùng san hô biển. Bạn có thể mua san hô và cho vào nguồn nước thải có độ nhiểm bẩn nhẹ và có độ PH thấp cần tăng lên. Theo như kinh nghiệm được biết san hô có thể tăng từ 2 - 3 độ PH tuỳ thuộc theo mức độ san hô cho vào nguồn nước thải. Quá trinh sủi oxy củng có thể tăng độ PH trong nước thải.

phương pháp điều chỉnh tăng độ ph

B. Phương pháp điều chỉnh giảm độ PH

Khi độ pH có trong nước thải có quá trình quá cao tức là độ kiềm có trong nước thải quá cao. Chính vì thế chúng ta có thể sử dụng các loại axit để bổ sung nhằm trung hoà tính kiềm, đưa mức độ PH về gần đến với mức trung tính. Ngày nay thường dùng các loại axit clohydric, axit, cacbonic, axit sunfuric. 

Đối với phương pháp này chúng ta cần phải lưu ý vì trong axit có tính độc hại rất cao, chính vì thế nên cần phải cẩn thận, khi cho axit vào trong nước thải cần phải có các thiết bị bảo hộ tuyệt đối để đảm bảo an toàn. 

III. Tổng kết

Độ PH trong nước thải đóng một chỉ số cực kì quan trọng để đánh giá chất lượng nước thải đầu vào, đầu ra của hệ thống. Chúng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả vận hành của hệ thống xử lý nước thải gây tác động xấu đến các thiết bị đường ống. Chính vì thế việc điều chỉnh được độ PH của nước thải là điều cực kì quan trọng, chúng ta phải đảm bảo được độ PH luôn vận hành tốt, đảm bảo tuổi thọ của các thiết bị. Luôn ổn định và quan trọng nhất là đầu ra của hệ thống phải đảm bảo theo quy định. Thông qua bài viết trên chúng tôi đã nêu rõ về các điều chỉnh độ PH trong nước thải, hi vọng rằng sau bài viết này sẽ giúp cho các bạn biết thêm nhiều kiến thức hơn về cách điều chỉnh độ PH trong nước thải. 

Nguồn: kienthuccongnghiep.com

In bài viết
THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị thiết lập: Công Ty TNHH Vật Tư Công Nghiệp Thuận Phát
Địa chỉ: 205B, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Tel: 0965 241 836. Email: congnghiepgroup@gmail.com
Tổng hợp tin tức công nghiệp mới nhất !