thuanphat20
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải sinh học

Hiện nay công nghệ xử lý nước thải sinh học được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều các hệ thống xử lý nước thải, chính vì thế chúng ta nên tìm hiểu kỹ những yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải sinh học, quá trình này là điều cực kì cần thiết, thông qua bài viết sau đây chúng tôi sẽ nêu ra những yếu tố tác động đến những vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải sinh học. Mời các bạn tham khảo bài viết sau:

I. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải sinh học

Trong hệ thống xử lý nước thải sinh học yếu tố tác động trực tiếp đến hệ thống đó là các vi sinh vật. Khi các vi sinh vật sinh trưởng và phát chuyển tốt thì quá trình xử lý nước thải sẽ mang lại hiệu quả cao, như các vi sinh vật sinh trường phát chuyển không tốt chúng sẽ khônmg mang lại hiệu quả nhiều. Dưới đây là các tác nhân gây ảnh hưởng đến các vi sinh vật học trong công nghệ xử lý nước thải, các bạn hãy tham khảo và rút kinh nghiệm sử dụng cho hệ thống của mình ngay nhé:

cac_yeu_to_anh_huong_den_hieu_qua_xu_ly_nuoc_thai_sinh_hoc

1. Chất rắn, rác thải cỡ lớn

Các chất thải rắn nhìn chung chúng là một dạng rác thải có kích thước lớn, các chất thải rắn này chúng sẽ làm tắc nghẻn đường ống và các thiết bị công nghiệp, gây ra tình trạng hư hỏng máy bơm. Ngoài ra các vi sinh vật chúng không thể phân huỷ các chất thải rắn cỡ lớn có thành phần, tính chất phức tạp của chúng.

Do quá trình ảnh hưởng của rác thải cỡ lớn khá nghiêm trọng nên các hẹ thống luôn cần phải trang bị các thiết bị ngay ở khâu thu gom như các dạng song chắn rác, lưới sắt, rọ bơm.

2. Hoá chất độc hại với vi sinh

Lượng hoá chất độc hại trong hoá chất chúng sẽ ảnh hưởng lớn đến các vi sinh vật gây ức chế và phát chuyển, phá huỷ mô tế bào của các vi sinh sống. Chúng có thể nói đến các nhóm chất có tính chất có nồng độ oxi hoá cao làm chết các vi sinh vật trong môi trường nước thải.

3. Nồng độ oxi hoà tan

Để cho vi sinh vật phát chuyển mạnh thì cần phải cung cấp đầy đủ lượng oxy cho chúng, oxy này cần được sử dụng các dạng tự nhiên như tảo, thực vật, tảo thuỷ sinh hoặc các dạng bơm sục không khí để cung cấp vào các bể xử lý cho vi sinh vật phát triển.

Trong đó mức nồng độ hoà tan tối thiểu để vi sinh vật hiếu khí phát triển từ 0.1 đến 0.3 mg/l chính vì thế mức nồng độ oxy hoà tan trong nước thải phải đạt tối thiểu là 2 mg/l để cho các lượng vi sinh vật tại trung tâm bông bùn có đầy đủ lượng oxy cần thiết. Trong trường hợp thiếu oxy sẽ khiến cho các vi sinh vật bị chết, bông bùn vở ra và nổi lên mặt nước. Do đó cần phải thường xuyên theo dõi nồng độ oxy bên trong để đảm bảo cho quá trinh xử lý nước thải và nhiều quá trình xử lý khác có liên quan.

nồng độ oxy hoà tan

4. Tuổi bùn

Tuổi bùn là khi cấy và nuôi các sinh vật chúng sẽ sinh ra các khối bông bùn mới có kích cỡ nhỏ và phân tán không ổn định.  Ở trong giai đoạn này hàm lượng các vi sinh vật hoạt động và phân huỷ các chất hữu cơ mạnh mẽ. Hàm lượng bùn bên trong nước khi mới nuôi cấy chúng sẽ có màu vàng nhạt và chuyển dần dang màu nâu đậm khi đã trãi qua được một thời gian. 

5. Chất dinh dưỡng 

Hàm lượng chất dinh dưỡng để cho vi sinh vật sinh trưởng là cacbon, nito, phốt pho, natri, megie, sắt. Các lượng vi chất được tạo ra chúng tồn tại trong nước thải, tuy nhiên chúng thường là không đủ về hàm lượng. Chính vì thế tuỳ thuộc vào đặc tính, hàm lượng của nước thải ta cần phải thêm các vi chất vào bên trong cho hợp lí.

Trong đó tỷ lệ vàng được nhiều hệ thống áp dụng: C:N:P = 100:5:1 đối với vi sinh vật hiếu khí và C:N:P = 350:5:1 với sinh vật kỵ khí.

6. Độ PH

Mật độ PH là chỉ số đánh giá tính kiềm hay acid có trong hàm lượng nước thải. Để cho các vi sinh vật hoạt động ở mức tốt nhất và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu xả thải đầu ra, chúng ta nên cân bằng độ PH ở mức trung tính, tức là 6.5 - 8.5 là ổn định nhất.

do_ph

7. Nhiệt độ 

Nhiệt độ làn yếu tố cực kì quan trọng ảnh hưởng đến lớn đến sự sinh trưởng của sinh vật, do đó nhiệt độ có tác động không nhỏ đến các quá trình sinh hoá, phản ứng chậm ở nhiệt độ thấp và tốc độ sinh trưởng nhanh hơn khi nhiệt độ ấm hơn. Mức nhiệt độ lý tưởng cho sinh vật phát chuyển từ 25 - 30 độ C mức nhiệt độ cho sinh vật không thể sinh sôi từ 70 độ C trở lên. 

nhiet_do

II. Kết luận

Qua bài viết này chúng tôi đã nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh sôi và phát truyển của ví sinh vật sinh học. Sau bài viết này mong rằng chúng mang lại một nguồn thông tin hửu ích cho hệ thống của bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nguồn: kienthuccongnghiep.com

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị thiết lập: Công Ty TNHH Vật Tư Công Nghiệp Thuận Phát
Địa chỉ: 205B, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Tel: 0965 241 836. Email: congnghiepgroup@gmail.com
Tổng hợp tin tức công nghiệp mới nhất !