thuanphat20
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Các đơn vị đo nhiệt độ

Chào các bạn! Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các đơn vị đo nhiệt độ được sử dụng phổ biến hiện nay. Câu hỏi được đặt ra là có các loại đơn vị đo nhiệt độ nào? Mối liên hệ của chúng như thế nào? Để biết được những thông tin này hãy cùng nhau theo dõi nội dung dưới đây bạn nhé!

I. Các  đơn vị đo nhiệt độ

Trong thuật ngữ “độ” được sử dụng trong một số thang đo nhiệt độ. Như chúng ta đã biết độ được kí hiệu “°’’ sau đó là đơn vị C. Từ đó kết hợp thành °C (để chỉ độ Celsius).  Hiện nay người ta thường sử dụng các loại đơn vị đo nhiệt độ sau:

  • Độ Celsius (°C đọc là độ C hay độ bách phân)
  • Độ Delisle (°De)
  • Độ Fahrenheit (°F đọc là độ F)
  • Độ Newton (°N)
  • Độ Rankine (°R hay °Ra)
  • Độ Réaumur (°R)
  • Độ Rømer (°Rø)
  • Độ Kelvin (°K) là tên gọi cũ của đơn vị đo lường của nhiệt độ trong SI. Từ năm 1967 nó đã được đơn giản hóa đi thành kelvin, với ký hiệu là K.
  • Độ Wedgwood
  • Độ Plank
  • Độ Gas Mark

Các loại đơn vị đo nhiệt độ

 1. Đơn vị đo nhiệt độ Celsius

Độ Celsius là đơn vị đo nhiệt độ được đặt theo tên của người  thụy điển là Anders Celsius năm (1701 – 1744). Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái nước sôi và 100 độ là nước sôi và 0℃. Hiện nay ở Việt Nam ℃ được sử dụng phổ biến nhất.

2. Đơn vị đo nhiệt độ Delisle

Delisle là thang đo nhiệt độ được phát minh do nhà thiên văn học người pháp Joseph - Nicolas Delisle năm 1732. Ông sử dụng nhiệt độ sôi là điểm (0) cố định và đo sự co giản nỡ của thủy ngân. Ông giữ 0 độ làm điểm sôi và tăng thêm 150 độ làm điểm đóng bằng của nước.

3. Đơn vị đo nhiệt độ Fahrenheit

Độ Fahrenheit là thang đo nhiệt độ được đặt theo tên nhà vật lý người đức là: Daniel Gabriel Fahrenheit (1686 – 1736).

Bằng hỗn hợp nước đá, nước và Amoni clorid, sau đó có thể tạo lại điểm số không cũng như là điểm chuẩn thứ 1 (-17,8).

4. Đơn vị đo nhiệt độ Newton

Thang đo Newton được đặt tên theo nhà khoa học anh: Isaac Newton. Độ Newton lấy hai điểm nhiệt độ đóng băng của nước 0 độ N và nhiệt độ bay hơi của nước 33̊N.

5. Đơn vị đo nhiệt độ Rankine

Rankine được đặt theo tên kỹ sử và nhà vật lý đại học Glasgow Willima John Macquorn Rankine. Được đưa ra năm 1859.

Sau đó một số tác giả thường gọi đơn gị này là Rankine bỏ đi kí hiệu độ. Nhiệt độ: -459,57̊F = 0 ̊R.

6. Đơn vị đo nhiệt độ Réaumur

Độ Réaumur được lấy tên theo nhà toàn học Rene – Réaumur. Ông cũng lấy hai điểm 0̊ tại điểm đóng băng của nước và 80̊ tại điểm sôi của nước trên nhiệt kết thủy ngân.

7. Đơn vị đo nhiệt độ Romer

Đơn vị đo nhiệt độ Romer được nhà khoa học có tên Romer của nhà thiên văn học Đan Mạch phát minh ra năm 1701. Ông cũng lấy hai điểm là: Nhiệt độ đóng băng của nước 7.5̊ và nhiệt độ bay hơi nước là 60̊ Ro. Mỗi độ tương ứng 1/52.5 độ Ro.

8. Đơn vị đo nhiệt độ Kelvin

Thang đo nhiệt độ Kelvin là đơn vị cơ bản của nhiệt độ tron hệ đơn vị quốc tế (IS), được kí hiệu (k). Thang nhiệt độ này được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư: Ireland William Thomson (1824 – 1907).

9. Nhiệt độ Panck

Nhiệt độ Planck là nhiệt độ tối da tương ứng với nhiệt độ của những lỗ đen, khi những lỗ này bốc hơi hoặc nhiệt độ vũ trụ tức khắc ngay sau vụ nổ.

10. Thang đo Wedgwood

Độ đo nhiệt độ Wedgood (Kí hiệu: ° W) được sử dụng để đo nhiệt độ bay hơi của thuỷ ngân là 356 °C. Thang đo này và kỹ thuật đo được đề xuất bởi thợ gốm người Anh  Josiah Wegwood trong thế kỷ 18.

II. Bảng chuyển đổi đơn vị đo nhiệt độ và bảng thang nhiệt độ

1. Bảng thang nhiệt độ

 Bảng thang nhiệt độ

2. Bảng chuyển đổi đơn vị đo nhiệt độ

Bảng chuyển đổi giữa các thang nhiệt độ
III. Mối liên hệ giữa các loại đơn vị đo nhiệt độ

Các đơn vị đo nhiệt độ được bắt nguồn từ nhiều nước khác nhau, cho dù chúng có xuất phát từ đâu thì cũng có quy luật và mối liên hệ với nhau. Do đó mà chúng ta có các công thức liên hệ giữa chúng để có thể dễ dàng sử dụng ở bất kì nơi nào. Để hiểu rõ hơn mời bạn tham khảo bảng so sánh đặc trưng của từng loại đơn vị và công thức quy đổi nhiệt độ.

1. Bảng so sánh đặc trưng của từng đơn vị

 Mối liên hệ giữa các đơn vị đo nhiệt độ

2. Các công thức quy đổi nhiệt độ

 cong_thuc_doi_nhiet_do

Như vậy qua bài viết này chúng ta đã tìm hiểu về các đơn vị đo nhiệt độmối liên hệ của các đơn vị đo nhiệt độ với nhau. Hy vọng bạn đọc có thể thu thập thêm được nhiều thông tin, kiến thức cơ bản, từ đó có nhiều hiểu biết hơn về đơn vị đo nhiệt độ nhé.

Nguồn: Thuanphatvalve.com

In bài viết
THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị thiết lập: Công Ty TNHH Vật Tư Công Nghiệp Thuận Phát
Địa chỉ: 205B, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Tel: 0965 241 836. Email: congnghiepgroup@gmail.com
Tổng hợp tin tức công nghiệp mới nhất !