lò hơi (nồi hơi) được biết tới là thiết bị công nghiệp được người dùng sử dụng với mục đích chuyển hoá nước thành hơi giúp cung cấp hơi nóng với nhiệt độ thích hợp cho các hệ thống, nhà máy sản xuất, khu công nghiệp...Vậy cấu tạo và nguyên lý hoạt động lò hơi như thế nào? Ưu điểm và nhược điểm của lò hơi là gì? Cùng tham khảo bài viết để tìm câu trả lời bạn nhé!
I. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động lò hơi
1. Cấu tạo của lò hơi
lò hơi được cấu tạo khá đơn giản gồm các bộ phận chính đó là:
- Hệ cấp nhiên liệu: Bao gồm các thiết bị xe múc, xe xúc, phễu chứa liệu, gầu tải, băng tải được vận hành tự động hoặc bán tự động. Ngoài ra, hệ cấp liệu còn được thiết kế thêm cân khối lượng để định lượng chính xác hơn nguồn nhiên liệu cho vào lò hơi.
- Buồng đốt: Được thiết kế gồm buồng đốt, béc đốt, chùm ống hấp thụ bức xạ nhiệt, chùm ống sinh hơi. Đây là bộ phận quan trọng nhất có nhiệt độ cao lên đến hàng trăm độ C, chức năng chính đốt cháy nhiên liệu kiệt nhất có thể. Ngoài ra còn có khả năng hấp thụ nhiệt cho quá trình sinh hơi.
- Bộ thu hồi nhiệt: Gồm bộ hâm nước và bộ sấy không khí với nhiệm vụ tận dụng nhiệt lượng từ khói thải, tăng hiệu suất của lò hơi, đồng thời làm giảm nhiệt độ khói thải ra môi trường bên ngoài.
- Hệ thống lọc bụi: Tuỳ vào nhu cầu mà ta có thể lựa chọn các loại như lọc bụi túi vải, lọc bụi tĩnh điện, cyclone lọc bụi đa cấp, tháp lọc bụi ướt, bể lắng tro... Chức năng chính xử lý tro bụi từ quá trình cháy nhiên liệu của lò hơi để khói thải khi thoát ra bên ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường.
- Quạt hút và ống khói: Khói thải sau khi được tận dụng nhiệt sẽ được xử lý lọc bụi qua nhiều cấp và được quạt hút đẩy lên ống khói và thải ra môi trường bên ngoài.
- Hệ thống cấp nước cho lò hơi: Khi hơi nước ngưng tụ hoặc ngưng tụ được hoàn lại từ các quy trình. Ngoài ra, ta có thể hiểu nước bổ sung là nước thô phải tới từ nguồn bên ngoài của hệ thống lò hơi và theo quy trình của nhà máy.
- Hệ thống hơi: Có nhiệm vụ thu thập và kiểm soát hơi nước được hình thành trong nồi hơi. Để điều chỉnh được áp suất hơi người dùng cần thao tác trên van và kiểm tra áp suất bằng đồng hồ đo áp suất.
2. Nguyên lý hoạt động của lò hơi, nồi hơi
Nồi hơi hoạt động được khi nước được bơm hút tuần hoàn vào bể chứa và nồi hơi. Lúc này, bộ cấp nhiệt bên trong sẽ đốt nhiên liệu lên mức nhiệt tối đa 2000 độ C. Sau đó dừng đốt và nước sẽ bắt đầu bốc hơi để tạo thành hơi nóng. Phần nhiệt được tạo thành sẽ được đưa qua các đường ống để đưa nhiệt đến các thiết bị có nhu cầu sử dụng. Tếp tục quá trình này, sau một thời gian ngắn khi lượng nhiệt thoát ra nhiều hơi nóng sẽ dần biến mất và ngưng tụ thành nước. Nước ngưng tụ sẽ tiếp tục được đưa trở lại bể chứa nước của lò hơi, quá trình này sẽ được tiếp tục diễn ra tuần hoàn đến khi hệ thống không có nhu cầu sử dụng.
II. Ứng dụng của lò hơi
Lò hơi được ứng dụng khá phổ biến trong các hệ thống, lĩnh vực khác nhau. Dưới dây là một số ứng dụng điển hình của nồi hơi mà, mời bạn tham khảo:
- Lò hơi được ứng dụng quan trọng không thể thiếu trong ngành chế biến thực phẩm, sản xuất đô uống, nước giải khát, sấy khô, đun nóng và khử trùng sản phẩm...
- Nồi hơi được ứng dụng phổ biến trong nghành điện năng, cụ thể: khi hơi nước được tạo ra có động năng cao để truyền động năng lên cánh động của tuabin hơi. Khi tuabin quay giúp cho máy phát điện tạo ra điện năng cung cấp cho mục đích sử dụng của con người.
- Ứng dụng lò hơi trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, nấu bột giấy, hồ, xeo giấy, hấp giấy và sấy khô giấy...
- Ứng dụng nồi hơi trong ngành chế biến gỗ và sản xuất cao su...
- Lò hơi ứng dụng trong các hệ thống xông hơi, massage, bể tắm nước nóng...
III. Các loại lò hơi có trên thị trường hiện nay
- Lò hơi điện
- Lò hơi tầng sôi
- Lò hơi đốt củi
- Lò hơi đốt than
- Lò hơi ống lửa
- Lò hơi ống nước
- Lò hơi làm mát
- Lò hơi xích ghi
TỔNG KẾT: Như vậy qua bài viết này chúng ta đã có thể hình dung được về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò hơi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ giúp các bạn hiểu rõ hơn về lò hơi, góp phần cho quá trình lắp đặt, sử dụng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
Nguồn: thuanphatvalve.com