Sự nở vì nhiệt của chất rắn chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Bởi trên thực tế, khi nhiệt độ môi trường có sự thay đổi, chất rắn cũng sẽ có những biến đổi nhất định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cũng như để giúp các bạn có kiến thức chuyên môn về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn, bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức cần thiết về sự nở do nhiệt của chất rắn.
Các nhà vật lý giải thích sự nở vì nhiệt của chất rắn là khi gặp nhiệt độ cao, chất rắn sẽ nở ra, nhưng khi nhiệt độ giảm, chất rắn sẽ co lại. Vật rắn được cấu tạo nên từ nhiều vật liệu khác nhau như đồng, nhôm, sắt,... Mỗi chất liệu khác nhau thì sẽ có hiện tượng nở vì nhiệt khác nhau.
Sự nở vì nhiệt của chất rắn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và thường xuyên diễn ra xung quanh chúng ta. Chất rắn có 2 loại co dãn: sự nở dài (thay đổi kích thước theo chiều dài) và sự nở khối (thay đổi kích thước theo thể tích).
Sự nở dài là sự nở theo chiều dài của chất rắn ở nhiệt độ khác nhau. Cụ thể hơn, nếu chúng ta xem xét và nhận thấy chiều dài của vật rắn có sự khác biệt trước và sau khi nung nóng hoặc làm lạnh, thì đây chính là sự nở dài. Theo các nhà vật lý, nở dài (dl) của vật rắn đồng chất sẽ tỷ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ và độ dài ban đầu.
Ngoài ra, khi nhiệt độ của vật rắn trở về trạng thái ban đầu thì kích thước của vật cũng sẽ được co lại nhỏ đi. Điều này dựa trên lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất rắn: khi nhiệt độ giảm thì chiều dài của vật cũng theo đó mà giảm đi. Đây là nguyên lý sự nở dài của chất rắn.
Chúng ta có thể dễ dàng đo được sự thay đổi của vật rắn có hình dáng dài. Tuy nhiên đối với một số vật hình khối, hình cầu, chúng ta cần phải xem xét tới sự nở khối thay vì sự nở dài vì nhiệt. Cụ thể, khi nhiệt độ của các vật rắn tăng/ giảm thì thể tích của vật cũng theo đó mà tăng lên/ giảm xuống.
Sự nở vì nhiệt của chất rắn có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật. Ví dụ:
Tháp ép-phen (eiffel) ở thủ đô paris là tháp bằng chất liệu thép nổi tiếng thế giới. Người ta tiến hành đo chiều cao của tháp vào ngày 01/01/1890 và ngày 01/7/1890, kết quả cho thấy trong vòng 6 tháng tháp đã cao thêm hơn 10cm.
Để thực hiện thí nghiệm, chúng ta cần chuẩn bị một quả cầu và vòng tròn, tất cả đều bằng kim loại (hình vẽ).
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về sự nỏ vì nhiệt của chất rắn là gì? Hy vọng, bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích về sự nở nhiệt của chất rắn.
Đơn vị thiết lập: Công Ty TNHH Vật Tư Công Nghiệp Thuận Phát
Địa chỉ: 205B, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Tel: 0965 241 836. Email: congnghiepgroup@gmail.com
Tổng hợp tin tức công nghiệp mới nhất !